Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn mà bạn cần biết

Chi tiết bản vẽ bể phốt 3 ngăn
Chia sẻ

Bể phốt 3 ngăn là hệ thống xử lý nước thải cho hộ gia đình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đây là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc chứa và phân hủy chất thải. Vậy chi tiết bể phốt có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Bài viết dưới đây URENTEK sẽ giải đáp giúp bạn những thắc mắc này. 

Bể phốt 3 ngăn là gì?

Bể phốt hay còn được gọi là bể tự hoại, hầm cầu, hầm tự hoại. Có chức năng chính là chứa các chất thải từ bồn cầu và phân hủy chuyển thành chất lỏng. Sau đó theo hệ thống thoát nước thải ra môi trường. Như vậy, có thể thấy, nếu không có bể phốt xử lý chất thải thì sẽ gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

Chi tiết bản vẽ bể phốt 3 ngăn

Hiện nay, bể phốt được chia thành 2 loại chính là bể phốt 2 ngăn và bể phốt 3 ngăn. Do khác nhau về số ngăn nên cấu tạo của hai loại này cũng khác nhau, nhưng nhìn chung cả hai loại đều có nguyên lý hoạt động tương tự nhau.

Tuy nhiên, về mặt hiệu quả và thân thiện với môi trường thì bể phốt 3 ngăn có nhiều ưu điểm hơn. Chính vì vậy, hầu hết mọi gia đình đều chọn xây dựng bể 3 ngăn thay vì loại 2 ngăn. 

Cấu tạo của bể phốt 3 ngăn

Bể phốt 3 ngăn có 3 ngăn chính, gồm: ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc. Mỗi ngăn có cấu tạo và chức năng chính như sau:

Ngăn chứa: Đây là nơi tiếp nhận các chất thải, nước thải đổ vào từ bồn cầu. Khi xả nước, các chất thải sẽ theo đường ống trôi xuống ngăn chứa. Các vi sinh vật tại đây sẽ phân hủy thành bùn, cặn. Do phải chứa lượng lớn chất thải nên ngăn này chiếm đến ½ diện tích tổng thể của bể. 

Ngăn lọc: Ngăn lọc có chức năng chính là lọc và giữ lại các chất thải lơ lửng từ ngăn chứa chảy sang. Thông thường, ngăn lọc chiếm khoảng ¼ tổng thể tích của bể phốt 3 ngăn.

Ngăn lắng: Những chất thải khi không thể phân hủy được ở ngăn chứa sẽ chảy vào ngăn lắng. Những chất thải này thường là tóc, kim loại, dị vật,… Tương tự như ngăn lọc, ngăn lắng chiếm ¼ tổng thể tích của bể. 

Cấu tạo của bể phốt 3 ngăn

Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn

Đầu tiên, các chất thải như phân, nước tiêu, chất thải sinh hoạt từ bồn cầu, chậu rửa bát sẽ theo đường ống chảy xuống bể phốt. Các chất dinh dưỡng có trong chất thải như Hydrocacbon, protein, lipit, chất xơ,… sẽ được vi khuẩn, nấm men có trong ngăn chứa phân hủy thành bùn, cặn. 

Các chất thải lơ lửng không phân hủy ở ngăn chứa trong bể phốt 3 ngăn sẽ tràn qua ngăn lọc hoặc ngăn lắng. Các chất thải nặng khó phân hủy sẽ lắng xuống đáy để. Theo thời gian và trong điều kiện thích hợp, các chất thải này sẽ được các vi sinh vật phân hủy thành bùn. 

Tại ngăn lắng và ngăn lọc, các chất thải sẽ được phân hủy lần nữa và chuyển thành chất lỏng sau đó thoát ra môi trường cùng với các chất khí như CH4, CO2, H2S, NH3,…

Như vậy, nếu bể phốt 3 ngăn có nhiều vi sinh vật, nấm men có ích cho quá trình phân hủy và lượng bùn không quá đầy thì bể sẽ hoạt động tốt nhất. 

Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn

Một số lưu ý giúp tránh tình trạng tắc nghẽn bồn cầu

Nhằm đảm bảo bể phốt 3 ngăn hoạt động tốt và hạn chế tình trạng tắc nghẽn bồn cầu xảy ra gây khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên lưu ý vài điều sau:

  • Gia đình không định kỳ hút bể phốt: Với những hộ gia đình nhỏ, có ít hơn 5 thành viên thì nên định kỳ từ 2-3 năm nên hút chất thải một lần để đảm bảo bồn cầu và bể phốt luôn hoạt động tốt, giúp đường ống, nước thải lưu thông bình thường. 
  • Lúc lắp đặt bồn cầu, xây dựng bể phốt 3 ngăn sai kỹ thuật, nguyên tắc: Không ít trường hợp bồn cầu bị tắc nghẽn, nước thải không thoát được hay thoát chậm là do ban đầu đã lắp sai kỹ thuật, ảnh hưởng đến cả quá trình sử dụng sau này. Do đó, bạn nên tìm hiểu và liên hệ đến các đơn vị, doanh nghiệp chuyên nghiệp, tay nghề cao để không gặp phải tình trạng như trên. 
  • Vô tình làm rơi vật cứng, kim loại vào bồn cầu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tắc nghẽn bồn cầu. Bạn nên để ý tránh làm rơi vật vào bồn cầu hay tránh để trẻ nhỏ đùa nghịch và bỏ đồ chơi vào bồn. Những vật này khi đổ vào bể phốt 3 ngăn mất rất nhiều thời gian để phân hủy và có ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình phân hủy của những chất thải còn lại.  
  • Thói quen bỏ giấy vệ sinh khó phân hủy vào bồn cầu: Nếu gia đình bạn sử dụng giấy vệ sinh mềm, mỏng, dễ phân hủy thì có thể bỏ vào bồn cầu. Tuy nhiên, nếu sử dụng loại giấy vệ sinh thường, khô ráp, dai và lâu tan thì không nên bỏ vào bồn. Vì nếu số lượng nhiều sẽ dễ dẫn đến tắc nghẽn bồn cầu, bùn trong bể phốt 3 ngăn đầy. 
  • Đồng thời, bạn cũng không nên bỏ những chất thải không tiêu vào bồn như băng vệ sinh, bao cao su. Đây đều là những chất thải có thời gian phân hủy rất lâu và dễ gây tắc nghẽn. Vì vậy, hãy dừng ngay nếu gia đình bạn có thói quen này nhé. 

Như vậy, bài viết trên URENTEK đã giải thích chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn. Đồng thời, bạn cũng nên ghi nhớ những lưu ý mà chúng tôi đã đề cập trên để đảm bảo bể luôn hoạt động tốt, nước thải lưu thông bình thường. 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *