Bể phốt là gì? Tìm hiểu về cấu tạo và cơ chế hoạt động của bể phốt

Cấu tạo của bể phốt
Chia sẻ

Hiện nay, hệ thống bể phốt là nhu cầu thiết yếu của mọi gia đình. Đây là hệ thống xử lý chất thải nhỏ thường được lắp đặt trong bất kỳ gia đình, cửa hàng, văn phòng hoặc doanh nghiệp nào. Ngày nay nó đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu trong thiết kế tổng thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hệ thống này là gì. Đặc biệt là về nguyên lý, cấu tạo của nó là như thế nào. Vậy hãy cùng Urentek tìm hiểu về hệ thống này sau bài viết dưới đây nhé! 

Bể phốt là gì?

Bể phốt hay còn gọi là bể tự hoại hay hầm tự hoại là nơi chứa các chất thải của nhà vệ sinh. Theo thời gian chất thải này sẽ được phân hủy và trở thành dạng lỏng, sau đó nước sẽ thoát ra ngoài theo hệ thống thoát nước. Nó thực sự là một hệ thống rất quan trọng trong bất kì công trình nào. Nó giúp giải quyết hầu hết các vấn đề sinh hoạt hằng ngày của mỗi người. 

Tìm hiểu về bể phốt

Hệ thống này không chỉ lưu trữ lượng chất thải từ bồn cầu, mà còn nhiều vị trí khác trong nhà như chậu rửa mặt hay lỗ thoát sàn thường được gọi là cống thoát nước. Với những bể phốt truyền thống chỉ thông với bồn cầu, khi chúng ta đi từ bồn cầu xuống, còn hiện tại thì đã kết nối với nhiều vị trí khác trong nhà.

Tìm hiểu cấu tạo của các loại bể phốt hiện nay

Bể phốt hiện được chia làm hai loại chính là 3 ngăn và 2 ngăn. Tuy số lượng ngăn có cấu tạo khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều có chung một nguyên lý hoạt động. Tuy nhiên, nếu so sánh thì 3 ngăn là loại phổ biến nhất và được sử dụng thường xuyên nhất hiện nay về tính năng tách và độ thân thiện với môi trường.

Về cấu tạo cơ bản của bể tự hoại có 3 ngăn: 1 ngăn chứa và 2 ngăn lắng. Ngăn lớn nhất chiếm khoảng 1/2 dung tích của bể, 2 ngăn lắng chỉ chiếm khoảng 1/4 dung tích. Một số bể tự hoại thậm chí còn được thiết kế đơn giản hơn, chỉ có 2 ngăn.

Cấu tạo của bể phốt

  • Ngăn chứa: Ngăn chứa là ngăn lớn nhất về diện tích bề mặt. Vì tất cả các loại chất được đều sẽ được xử lý tại đây, sau một thời gian sẽ phân hủy hoàn toàn thành dạng lỏng.
  • Ngăn lắng: Ngăn lắng có nhiệm vụ tiếp nhận chất thải từ ngăn chứa. Các chất thải còn sót lại như tóc, kim loại hoặc các vật cứng được lưu trữ tại đây dưới đáy ngăn.
  • Ngăn lọc: Các chất thải sau khi lắng ở ngăn lắng được chuyển sang ngăn lọc, ngắn này có nhiệm vụ giữ toàn bộ chất thải qua hệ thống lọc trước khi cho ra bên ngoài môi trường.

Nguyên lý và cơ cấu hoạt động của bể phốt 

  • Có lẽ nếu nhìn cấu tạo các ngăn của bể phốt thì bạn cũng hình dung được nguyên lý hoạt động của nó. Chất thải sinh hoạt sẽ được đưa thẳng vào một ngăn chứa của bể. Một số loại vi khuẩn và nấm làm cho quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng và giảm ít nhất mùi hôi. Sau nhiều quá trình phân hủy, phần lớn chất thải đã phân hủy hoàn toàn thành bùn, chỉ còn lại một số như tóc, nhựa, kim loại. Sau một thời gian sử dụng nhất định phải hút bể phốt thường xuyên nếu không sẽ không thể hoạt động.
  • Tiếp theo, chất thải và các vật thể không phân hủy được chuyển sang ngăn lắng và đọng lại dưới đáy. Sau một thời gian chúng được xử lý ra ngoài hoặc thành khí thải.
  • Sau quá trình thứ hai, chỉ còn lại chất lơ lửng trong nước thải. Khi gặp hệ thống lọc ở ngăn thứ 3, nó được giữ lại và các chất thải của quá trình xử lý sẽ tự động thoát ra ngoài. Chất thải còn lại trong nước nổi lên từ ngăn lọc sẽ được giữ lại và loại bỏ thông qua quá trình bốc hơi.Nguyên lý hoạt động của bể phốt

Một số lưu ý khi sử dụng bể phốt 

Mọi người thường gặp phải rất nhiều sự cố phức tạp trong quá trình sử dụng bể phốt. Thế nhưng, bắt đầu từ việc sinh hoạt không hợp lý cuộc sống chính là nguyên nhân phổ biến. Có thể nói hai tình huống thường gặp nhất ở bất kỳ bể phốt nào đó là tắc ống thoát nước và hầm cầu bị đầy khiến bồn cầu không thoát nước được. Để giải quyết tình trạng trên có nhiều cách xử lý khác nhau. Đặc biệt, nếu vấn đề nghiêm trọng bạn thể liên hệ cho các công ty dịch vụ thông tắc là giải pháp tốt nhất. 

Mời Bạn Đánh Giá
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *