Cấu tạo của bể phốt và một số mẹo để bể hoạt động tốt và bền hơn

Cấu tạo của bể phốt 2 ngăn

Bể phốt là một trong những phần không thể thiếu trong thiết kế toàn bộ ngôi nhà. Vì có vai trò quan trọng trong việc chứa và xử lý chất thải nên cấu tạo của bể phốt là điều mà bạn cần nắm rõ trước khi xây dựng. Đồng thời, bạn cũng cần bổ sung những mẹo, kiến thức hữu ích để bể hoạt động tốt và bền hơn. 

Cấu tạo của bể phốt 

Bể phốt được chia thành hai loại chính gồm bể phốt 2 ngăn và bể phốt 3 ngăn. Tùy vào số ngăn mà cấu tạo của từng loại sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nguyên lý hoạt động và chức năng của từng bể đều tương tự nhau. 

Cấu tạo của bể phốt 

Cấu tạo của bể phốt 2 ngăn

Bể phốt 2 ngăn gồm 2 ngăn chính:

Ngăn chứa: Các chất thải sau khi xả nước sẽ theo đường ống chảy vào ngăn chứa. Tại đây sẽ xảy ra phản ứng hóa học giữa các chất hữu cơ có trong chất thải và các vi khuẩn kỵ khí, nấm men có sẵn trong bể, giúp chất thải được phân hủy và lắng xuống đáy bể. Vì chứa lượng lớn chất thải nên trong cấu tạo của bể phốt 2 ngăn, ngăn chứa chiếm đến ⅔ tổng diện tích của bể. 

Ngắn lắng: Các chất thải lơ lửng và chưa phân hủy được ở ngăn chứa sẽ theo đường ống tràn qua ngăn lắng. Tại đây các chất thải sẽ tiếp tục phân hủy và lắng xuống đáy bể. Sau thời gian cùng với điều kiện thích hợp, chất thải sẽ chuyển sang thể lỏng thoát ra môi trường cùng với các khí như CH4, CO2, H2S, NH3,…

Cấu tạo của bể phốt 2 ngăn

Cấu tạo của bể phốt 3 ngăn

Trong bể phốt 3 ngăn được chia thành 2 loại, gồm:

  • 1 ngăn chứa, 2 ngăn lắng
  • 1 ngăn chứa, 1 ngăn lọc, 1 ngăn lắng.

Vì đem lại nhiều ưu điểm, hiệu quả hoạt động cao và thân thiện hơn với môi trường nên hầu hết các gia đình hiện nay đều chọn xây dựng bể phốt 3 ngăn loại 1 ngăn chứa, 1 ngăn lọc và 1 ngăn lắng. Chính vì vậy, phần dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết về cấu tạo của bể phốt 3 ngăn.

Ngăn chứa: Tương tự như ngăn chứa của bể phốt 2 ngăn, ngăn chứa của bể phốt 3 ngăn cũng là nơi chứa các chất thải từ đường ống bồn cầu chảy xuống. Các chất thải sẽ được phân hủy nhờ những vi khuẩn kỵ khí trong bể thành bùn và lắng xuống đáy bể. Vì chứa lượng lớn chất thải nên trong cấu tạo của bể phốt thì ngăn chứa chiếm đến ½ tổng diện tích của bể.

Đặc điểm bể phốt chi tiết

Ngăn lắng: Đây là nơi tiếp nhận các chất thải lơ lửng, khó phân hủy như tóc, kim loại, dị vật cứng từ ngăn chứa chuyển sang. Các chất thải này sau thời gian dài cùng với điều kiện thích hợp sẽ phân hủy thành bùn lắng xuống đáy bể. Ngăn lắng thường chiếm ¼ tổng diện tích trong cấu tạo của bể phốt.

Ngăn lọc: Các chất thải lơ lửng ở ngăn lắng sẽ được lưu giữ ở ngăn lọc, hệ thống lọc sẽ chuyển những chất thải này thành chất lỏng sau đó thải ra môi trường. 

Các cách giúp bể phốt luôn hoạt động tốt 

Tình trạng tắc nghẽn đường ống hay bể phốt đầy, không hoạt động tốt gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống gia đình đảo lộn và mất nhiều thời gian, chi phí để khắc phục. Để hạn chế và tránh tình trạng này xảy ra, bạn nên lưu lại một số mẹo dưới đây để đảm bảo bể phốt gia đình luôn trong trạng thái hoạt động bình thường

  • Như đã đề cập ở trên, các chất thải trong bể phốt được phân hủy nhờ vào hệ vi khuẩn kỵ khí có trong bể. Tuy nhiên, theo thời gian các vi khuẩn này sẽ dần suy giảm và chết đi do các chất hóa học trong nước thải (nước xà phòng, hóa chất thông cống). Bạn có thể bổ sung thêm tế bào vi khuẩn có khả năng phân hủy bằng men vi sinh xử lý bể phốt – men vi sinh hủy hầm cầu để khôi phục lại quần thể vi khuẩn có lợi trong hầm. 
  • Không trồng cây gân nơi đặt bể phốt. Dù cấu tạo của bể phốt có làm bằng chất liệu nào đi chăng nữa thì cũng có thể bị rễ cây ăn sâu vào làm nứt vỡ, rò rỉ.

Sử dụng men vi sinh xử lý bể phốt

  • Không đặt các thiết bị, vật nặng và tuyệt đối không chạy xe trên bề mặt của bể. Trọng lượng lớn của vật sẽ khiến các đường ống ngầm bị vỡ, gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và cấu tạo của bể phốt. 
  • Không để bỏ vào các chất hóa học, tẩy rửa và hạn chế sử dụng các sản phẩm làm suy giảm lượng vi khuẩn kỵ khí trong bể như xà phòng, nước giặt quần áo. 
  • Không cho giấy vệ sinh, băng vệ sinh, bao cao su, tã trẻ em hay kim loại, vật cứng vào bồn cầu. Những vật này rất khó phân hủy và sẽ làm bể nhanh đầy, khiến đường ống bị tắc, nước thải không hay lưu thông chậm.
  • Nên định kỳ hút bể phốt, thông cống để đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình và bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp. 

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu chi tiết đến bạn cấu tạo của bể phốt và gợi ý một số cách giúp bể phốt luôn hoạt động tốt. Nếu có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ, vui lòng liên hệ về https://urentek.com.vn/   hoặc liên hệ về 0972.889. 928 hay 0971 223 883 để được hỗ trợ tận tình nhé!

 

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *