Hướng dẫn cách lắp đặt sơ đồ hệ thống cấp nước trong nhà

Thiết kế sơ đồ hệ thống cấp nước
Chia sẻ

Mọi công trình nhà ở nào chẳng hạn nhà cao tầng, chung cư hay nhà tắm đều cần có một hệ thống cấp nước dân dụng. Một bản vẽ chi tiết giúp bạn dễ dàng hình dung tổng thể. Để có thể lắp đặt và thực hiện một cách đúng tiêu chuẩn nhất. Hôm nay Urentek sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về sơ đồ cấp thoát nước chi tiết nhất.  

Các hệ thống cấp nước dân dụng cần thiết

Để có thể thiết kế nhà theo đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật thì cần phải lập bản vẽ hệ thống thoát nước. Mọi thứ đều được tính toán chi tiết, cẩn thận và cụ thể. Đặc biệt, là đối với hệ thống xử lý nước thải một cách cẩn thận. Vì nếu lắp đặt sai, toàn bộ hệ thống ống dẫn nước và hệ thống điện trong nhà sẽ gặp vấn đề khi khởi động. 

Hệ thống cấp nước dân dụng

  • Hệ thống cấp nước: Có nhiệm vụ dẫn nước từ nguồn nước, bể chứa hoặc bồn nước. Đến tất cả các thiết bị vệ sinh trong gia đình như vòi nước, máy nước nóng lạnh và máy giặt hay máy bơm nước
  • Hệ thống thoát nước: Có chức năng thoát nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh bể phốt để xả vào hệ thống nước thải chung.
  • Hệ thống thiết bị: Các thiết bị như máy giặt hay máy nước nóng đảm bảo có hệ thống khử mùi tránh khí tồn đọng.
  • Hệ thống thông khí: Đây chính là hệ thống đường ống được đặt gần bồn chứa được nối với bể phốt với mục đích thoát khí thải.

Các bộ phận của sơ đồ thoát nước dân dụng 

  • Đường ống chính: Đây là hệ thống có nhiệm vụ lấy các chất thải từ đường ống vận chuyển ra hệ thống thoát nước thải chung.
  • Cửa vào: Là bộ phận dùng để kiểm tra và vệ sinh đường ống. Bộ phận này thường có nắp kín với kích thước 60mm – 90mm.
  • Ống thoát nước: Ống này dùng để thu nước từ hệ thống nước thải sinh hoạt như bồn rửa chén và nhà vệ sinh, phòng tắm. Phạm vi kích thước ống từ 49mm đến 114mm tùy thuộc vào thiết bị được sử dụng trong gia đình.
  • Ống ngang: Loại ống này thường nằm ngang và độ dốc không quá 45 độ.
  • Bẫy nước: Bộ phận này có chức năng ngăn chặn những mùi hôi từ bể phốt.
  • Thông khí: Là những đường ống nối với hệ thống thoát nước và cống rãnh để đảm bảo sự lưu thông không khí của toàn bộ hệ thống cấp nước.

Hướng dẫn thiết kế sơ đồ hệ thống cấp nước

Để thiết kế và xây dựng một hệ thống cấp thoát nước dân dụng hoàn chỉnh, bạn phải thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thiết kế sơ đồ hệ thống cấp nước

Sơ đồ chưa cho bạn nằm rõ các thông tin về các đường điện nước, đường cống thoát nước. Cũng như vị trí đặt các thiết bị sử dụng nước như máy bơm, bồn nước, máy giặt, bồn cầu. Có sự trợ giúp của sơ đồ, bạn có thể dễ dàng bố trí các thiết bị sao cho hợp lý nhất.

Sơ đồ hệ thống cấp nước

Bước 2: Triển khai mặt bằng hệ thống cấp nước

Sau khi đã có được sơ đồ thì tiến hành thực hiện ý tưởng và sắp xếp. Bố trí các đường ống sau cho tiết kiệm diện tích và tăng hiệu quả sử dụng. Về mặt thẩm mỹ, bên cạnh vị trí đặt đồng hồ nước, máy bơm hay bể phốt. Cần đảm bảo quy trình bảo dưỡng và sửa chữa dễ dàng.

Thiết kế sơ đồ hệ thống cấp nước

Từ hình vẽ trên, bạn có thể chỉnh sửa đường đi phù hợp với mọi loại phần như sàn, tường, góc cống. Ngoài ra, bên ngoài còn có các đường ống cần thiết cho hệ thống tưới cây cho sân vườn.

Bước 3: Lắp đặt chi tiết hệ thống cấp nước và vệ sinh

Khi việc lập sơ đồ hệ thống cấp nước, bản vẽ lắp đặt hoàn thiện. Đến bước này bạn sẽ cần làm rõ các phần quan trọng như bể phốt và chi tiết các đường ống nước của nhà vệ sinh, nhà tắm, chậu rửa và ống thoát nước thải trong nhà, mặt tiền.

Lắp đặt hệ thống cấp nước

Bước 4: Lắp đặt hệ thống cấp nước

Trên cơ sở bản vẽ và sơ đồ đã thiết kế, bạn sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống cấp thoát nước. Từ lúc thi công đến khi hoàn thiện mọi thứ đều phải theo quy trình cụ thể. 

Các vấn đề cần lưu ý khi lắp đặt hệ thống cấp nước dân dụng

  • Nói không với việc lắp đặt các kết nối T hoặc X trong hệ thống cống.
  • Không sử dụng các mối nối phức tạp và hạn chế tối đa hệ thống nước nằm ngang.
  • Các đường ống thoát nước mưa nên được lắp đặt sao cho toàn bộ hệ thống được xả sạch.
  • Cửa vào phải được bố trí sao cho độ lệch lớn hơn 45 độ. Phải được thiết kế để dễ dàng tiếp cận khi có sự cố.
  • Mọi công trình nhà vệ sinh phải có bẫy mùi để ngăn mùi vốn có.
  • Các hố ga hoặc bể phốt phải được thiết kế kín gió, không thấm nước và thông thoáng.
Mời Bạn Đánh Giá
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *