Đường kính của ống thoát bồn cầu là bao nhiêu?

Khi bạn thiết kế hay lắp đặt đường ống thoát bồn cầu không tuân thủ theo đúng kỹ thuật. Thì sẽ gây ra tình trạng mùi hôi khó chịu và sẽ làm giảm áp lực nước. Dễ gây ra tình trạng tắc nghẽn cho bồn cầu nhà bạn. Vì thế bạn cần phải biết được đường kính ống xả bồn cầu là bao nhiêu? Và cách lắp đặt ống chờ bồn cầu sao cho đúng kỹ thuật. Để phục vụ sinh hoạt cuộc sống của bạn trở nên tốt hơn.

Bạn đã biết được đường kính ống thoát bồn cầu là bao nhiêu? Kích thước để đặt ống chờ bồn cầu bao nhiêu?

Có thể nói việc biết được đường kính ống thoát bồn cầu ảnh hưởng nhiều tới hệ thống bể phốt và bồn cầu gia đình bạn. Điều này cũng sẽ gây ra ảnh hưởng tới hệ thống xả bồn cầu có bị tắc nghẽn trong quá trình sử dụng không.

Thông thường đường kính ống thoát bồn cầu từ Ø 60 – > Ø 140 nhưng phần lớn các gia đình tại Việt nam thường sử dụng đường ống có kích thước Ø 90.

Đường kính của ống thoát bồn cầu

Cách để bạn có thể lắp đặt ống thoát bồn cầu đúng kỹ thuật

Ống thoát bồn cầu là phụ kiện ống nối từ bồn cầu tới bể phốt trong nhà bạn. Vì thế để có thể bảo đảm tính năng hoạt động của thiết bị. Thì trong khâu lắp đặt lại đóng vai trò rất quan trọng. Do đó bạn cần phải nắm rõ những bước lắp đặt đường ống xả bồn cầu dưới đây để lắp đặt cho đúng kỹ thuật nhé:

Bước 1: Cần phải đo đạc kỹ lưỡng trước khi lắp đặt đường ống

Việc đầu tiên bạn cần phải xác định vị trí đặt bồn cầu. Và đường kính ống thoát nước bồn cầu nối ra các vị trí khác trước khi thi công lắp đặt. Nhằm hạn chế tình trạng không đủ điều kiện diện tích để lắp đặt đường ống và sử dụng.

Bạn lắp đặt đường ống từ bể phốt tới bồn cầu không nên quá nhỏ. Và phải được tối thiểu bằng với đường ống của bồn cầu. Nhằm tránh hiện tượng gây tắc nghẽn giấy và tốc độ dòng chảy sẽ được thấp hơn. Đặc biệt hơn vị trí lắp đặt cách tường tối thiểu 30 cm.

Đo đặc kỹ khi lắp đặt đường ống

Bước 2: Hạn chế lắp đặt Đường ống thoát nước kiểu gấp khúc

Không nên thiết kế, lắp đặt đường ống quá dài hoặc có nhiều hướng hoặc có nhiều đoạn chuyển hướng. Điều này sẽ làm tăng trở lực của toàn bộ hệ thống thải và đồng thời các chất thải sẽ bám dính vào. Theo thời gian nó sẽ gây tình trạng tắc nghẽn cũng như làm tốn thêm chi phí khi phải sử dụng nhiều đoạn đường ống khác nhau.

Bước 3: Thiết kế đường ống thoát nước phải bao gồm ống khí

Thiết kế đường ống xả nước bồn cầu cho gia đình bạn cần phải bao gồm ống khí. Bởi nếu không có áp lực khí trong ống thì sẽ không thông thoát được ra bên ngoài. Và đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng vỡ đường ống  do áp lực quá mạnh.

Bước 4: Không nên thiết kế đường ống thải ngập trong nước

Đây là một trong những lưu ý mà các gia đình cần phải đặc biệt quan tâm khi đang lắp đặt. Nếu để ống thải ngập sâu trong nước thì sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả của hệ thống xả thải nước. Do đó, bạn cần phải hãy đảm bảo ống nước thải được đặt cách mặt nước ít nhất 200mm.

Không nên thiết kế ngập nước

Bước 5: Bạn không nên sử dụng quá nhiều xi măng

Việc sử dụng xi măng quá nhiều để trát sẽ khiến cho xi măng rơi vào đường ống dẫn. Và dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường ống không mong muốn. 

Bước 6: Nên sử dụng xi măng trắng để tăng thẩm mỹ

Để gia tăng tính thẩm mỹ cho gian phòng bạn nên sử dụng xi măng trắng khi lắp đặt bồn cầu vệ sinh. Điều này sẽ giúp cho căn phòng của bạn thêm tính lịch sự, sạch sẽ.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về đường kính ống thoát bồn cầu Urentek đã cung cấp. Cảm ơn bạn đã theo dõi và nếu có nhu cầu tư vấn về thông tắc nghẽn cống hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Mời Bạn Đánh Giá
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *